Thun cotton nằm trong số những loại cao cấp nhất của vải thun, được sản xuất từ 100% sợi bông, nên có độ thoáng khí và thấm hút tốt. Thun cotton bao gồm các loại như: Thun trơn 100% cotton, vải thun CVC, vải TC. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải thun này là dễ bị nhăn và độ bền thấp.
1. Vải thun Poly
Vải thun Poly được dệt từ 100% Poly Etylen nên có độ co giãn kém. Tuy nhiên, loại vải này lại ít bị nhăn và có độ bền cao. Trên thị trường có thể tìm thấy vải thun Poly với mức giá rẻ qua các thiết kế như: quần áo ngủ, đồ trẻ em, găng tay...
2. Vải thun tăm
Thun tăm được sản xuất do sự kết hợp của sợi tổng hợp polyester và spandex. Vải này có cách dệt khác với các loại vải còn lại nên sẽ có những đường kẻ dọc tăm trên bề mặt vải. Vải thun tăm được ưa chuộng bởi kiểu dáng và thiết kế. Nó đảm bảo được tính thẩm mỹ cao và tạo ra cảm giác thoải mái cho người mặc. Một vài ứng dụng phổ biến của vải thun tăm trong may mặc như: áo thun, váy...
3. Vải thun lạnh
Vải thun lạnh được dệt từ các loại sợi tổng hợp như Polyester hay Nylon và một ít sợi Spandex để tạo độ co giãn, mềm mịn cho vải. Thun lạnh khi sờ tay vào sẽ có cảm giác mịn và mát lạnh. Loại vải này có khả năng thoát ẩm cao và mau khô, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Thun lạnh đa dạng những kiểu dáng và màu sắc nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang.
4. Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu 2 chiều, ít bị xù lông, xơ cứng.
Thun cá sấu được sản xuất trên thị trường với nhiều loại như: cá sấu căn kim, cá sấu thái, cá sấu cotton 100%, cá sấu 2 chiều, cá sấu Polyester thái... Loại vải thun này có bề mặt đẹp, ít bị xù lông và xơ cứng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại vải này lại rất dễ bay màu. Ứng dụng của vải thun cá sấu trong lĩnh vực thời trang thường thấy ở các loại đồng phục công ty, nhà hàng...
5. Vải thun da cá
Vải thun da cá là sự kết hợp của hai thành phần Cotton và Spandex. Đúng như tên gọi, bề mặt bên trong của vải có hình như vảy cá. Ưu điểm của vải thun da cá là có độ bền, khả năng chống nhăn, không xù lông và thấm hút mồ hôi tốt.
6. Vải thun gân
Nhìn bằng mắt thường, thun gân rất giống với vải len. Một phần là do các sợi vải kẻ sọc của chúng khá giống nhau. Thành phần cấu tạo nên thun gân là Ploy và Spandex. Thun gân có chất liệu khá dày, độ bền cao, không bị loang màu khi giặt và ít nhăn.
7. Vải thun nỉ
Đặc điểm cấu tạo của thun nỉ là có lớp lông ngắn mượt mà phủ trên bề mặt. Ưu điểm của loại vải này độ mềm mại, mau khô, ít nhăn và giữ ấm cực tốt. Tuy nhiên, loại vải này lại rất dễ bám bụi, khi giặt dễ xù xì hơn ban đầu, đòi hỏi phải bảo quản và sử dụng tốt.
8. Vải thun mè
Vải thun mè có nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt vải. Chính vì thế mà loại vải này lại có khả năng thoát ẩm và thoáng khí hơn các loại vải thun khác. Ứng dụng của vải thun mè được dùng trong thiết kế với những bộ quần áo thể thao, váy đầm nữ...
9. Vải thun Nylon
Thành phần của vải thun Nylon chủ yếu là Nylon, ngoài ra còn có thêm một số sợi thun để gia tăng độ co giãn cho vải. Vải thun Nylon có độ bền cao và thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, nó lại thoát ẩm kém. Loại vải thun này được dùng để sản xuất đồ bơi, tất, găng tay...
10. Vải thun Bamboo
Chất liệu làm nên vải thun bamboo là bột giấy của cỏ tre. Do đó, loại vải này rất mềm, mịn như tơ lụa và có khả năng hút ẩm tốt. Loại vải này còn chống cả tia cực tím, kháng khuẩn tốt, giúp bảo vệ hoàn toàn cho da. Tuy nhiên, loại vải này khá đắt trên thị trường và bạn chỉ có thể tìm thấy nó ở những cửa hàng lớn, có thương hiệu rõ ràng.
11. Vải thun Modal
Vải thun modal có độ mềm, mịn màng và nhẵn bóng. Người ta thường ứng dụng vải thun này để sản xuất khăn choàng, rèm cửa hay khăn trải bàn. Ngoài ra, vải thun modal còn được dùng để may quần áo ngủ, quần áo trẻ em và quần lót nam nữ...
12. Vải thun cát hàn
Thun cát hàn gồm 92% là sợi Poly, 8% là Spandex. Loại vải này khá dày và có màu sắc bắt mắt, thu hút. Do cấu tạo từ sợi Poly nên thun cát hàn có khả năng hút ẩm và độ thoáng khí kém hơn so với các loại vải khác. Vải thun cát hàn